Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Chuyên đề tìm hiểu về lạc nội mạc tử cung – kỳ 5

Hỏi: Tôi lấy chồng đã lâu nhưng chưa có con, đi khám  bác sĩ cho biết bị  lạc nội mạc tử cung ở cùng đồ (tôi không hề có bất kỳ biểu hiện nào như bác sĩ nói về bệnh này). Sau đó được 5 tháng, tôi có thai nhưng thai bị hỏng, từ đó đến nay đã hơn 2 năm mà tôi vẫn chưa thể có thai lại. Tôi rất buồn, xin bác sĩ tư vấn giúp phải điều trị như thế nào?

(Trịnh Mai Huệ- Hải Phòng)

Trả lời: Chị nói chị bị lạc nội mạc tử cung ở cùng đồ, nhưng không nói rõ là bác sĩ có thăm khám âm đạo cho chị không, hơn nữa chị lại không có các biểu hiện ở người bệnh mắc lạc nội mạc tử cung, nên rất khó để tôi có thể xác định bác sĩ đó chẩn đoán đúng hay sai bệnh tình của chị.

 Ảnh minh họa

Nếu bị lạc nội mạc tử cung, khi thăm khám, bác sĩ sẽ thấy ở bên cạnh tử cung hay ở cùng đồ sau những nốt sần sùi, hay thấy nang buồng trứng gồ ghề, thậm chí có thể thấy ở cổ tử cung có những điểm màu nâu như sôcôla…

Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Về lý thuyết, 10- 15 % phụ nữ vô sinh có lạc nội mạc tử cung. Nhưng ngược lại, phụ nữ vô sinh thì từ 45-50% là do lạc nội mạc tử cung. Nếu lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng sẽ ảnh hưởng đến khâu phóng noãn (làm cho trứng không lớn lên được). Nếu lạc nội mạc tử cung ở vòi tử cung dẫn đến tắc thì lại càng khó khăn hơn cho việc có thai.

Vì lạc nội mạc tử cung có từ 45-50% trường hợp là không thể có thai, nên chị rơi vào 50% còn lại (tức là vẫn có thể có thai). Đặc biệt, chị không bị lạc nội mạc tử cung ở vòi và buồng trứng nên chị vẫn có thể thụ thai bình thường.

Tuy nhiên, đã hơn 2 năm nay, chị chưa mang thai lại nên chị cần sớm đi khám để cho kết quả chính xác và tìm cách khắc phục. Có thể khi bị hỏng thai lần trước, chị đi hút, nạo gây dính tắc vòi, hoặc cũng có thể lạc nội mạc tử cung  giờ đã di chuyển gây tắc vòi tử cung….

Nếu vẫn còn khối lạc nội mạc tử cung, tôi xin chia sẻ với chị thông tin về một sản phẩm thảo dược đã được sử dụng rộng rãi trên thị trường để hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung, đó là Phụ Lạc Cao. Sản phẩm có thành phần: Đan sâm, nga truật…. giúp ngăn chặn sự “đi lạc” của nội mạc tử cung, điều hòa khí huyết, từ đó hỗ trợ điều trị, phòng ngừa hiệu quả đau bụng dưới dữ dội trong kỳ kinh và vô sinh do lạc nội mạc tử cung, rất phù hợp cho trường hợp của chị. Bên cạnh đó, Phụ Lạc Cao cũng được sử dụng tại hơn 600 bệnh viện của Trung Quốc cho kết quả tốt, và đã được báo cáo tại Bệnh viện phụ sản TW thời gian vừa qua, vì vậy chị có thể yên tâm sử dụng. Thân ái!

Hỏi: Vợ tôi bị lạc nội mạc tử cung đã phẫu thuật một lần và phải tiêm cả thuốc nội tiết. Xin hỏi bệnh này có hay tái phát không? Vợ tôi phải làm gì để ngăn chặn bệnh tái phát?

 

(Bùi Thế Anh- Hà Nội)

Trả lời: Không nói rõ vợ bạn phẫu thuật từ bao giờ, điều trị thuốc nội tiết kết hợp sau phẫu thuật trong khoảng thời gian bao lâu, phẫu thuật nội soi hay phẫu thuật mở….. nên rất khó để tôi có thể tư vấn cụ thể cho vợ của bạn.

Mọi thông tin cần tư vấn về sức khỏe xin gửi tới địa chỉ email: homthutuvansuckhoe@gmail.com

Điện thoại: 04 38461530 – 08 39770045.

  

Trong trường hợp vợ của bạn chưa được phẫu thuật triệt để thì vẫn có khả năng bị tái phát lạc nội mạc tử cung. Để ngăn điều này, trước tiên bạn phải cho vợ đi khám lại xem có còn khối lạc nội mạc tử cung hay không thông qua siêu âm, thăm khám lâm sàng. Tốt nhất bạn nên đưa vợ đến đúng nơi đã phẫu thuật trước kia. Tuy nhiên, tôi xin khẳng định, tái phát lạc nội mạc tử cung sau phẫu thuật là điều phổ biến. Chỉ cần một chu kỳ kinh nguyệt có trào ngược máu kinh vào ổ bụng là có thể bị lạc nội mạc tử cung. Nếu được dùng nội tiết hợp lý sau phẫu thuật thì thời gian bị tái phát trở lại sẽ lâu hơn và giảm đi số lần tái phát.

Để phòng ngừa tái phát, tôi xin chia sẻ một thông tin có thể giúp ích cho bệnh tình của vợ anh trong kiểm soát căn bệnh này đó là gần đây trên thị trường xuất hiện sản phẩm Phụ Lạc Cao. Với các thành phần từ những dược liệu quý, Phụ Lạc Cao có tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa khối nội mạc tử cung tái phát, giảm đau bụng dưới khi hành kinh và vô sinh do lạc nội mạc tử cung, bên cạnh đó là điều hòa khí huyết và kinh nguyệt…. thích hợp cho những bệnh nhân phòng ngừa tái phát lạc nội mạc tử cung như vợ anh. Đó là điều mà giáo sư Vương Hồng Tĩnh của Trung Quốc đã báo cáo tại bệnh viện phụ sản TW vừa qua. Thân ái!

 GS. TS Nguyễn Đức Vy - Chủ tịch Hội sản phụ khoa Việt Nam

Dấu hiệu dọa sảy thai

Dọa sảy thai (động thai) thường gặp ở những tuần lễ đầu của thai kỳ. Nguyên nhân có thể là sự bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai, một số bệnh của mẹ như sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết, các bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường), thai phụ bị suy nhược, làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, ăn uống thiếu dưỡng chất,...

Dấu hiệu dọa sảy thai

Dấu hiệu đầu tiên là đau bụng, thai phụ cảm thấy hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có thể có ít dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo...

Thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế để khám nếu thấy có dấu hiệu dọa sảy thai.

Phân biệt dọa sảy thai với sảy thai thực sự

Cần lưu ý các triệu chứng phân biệt dọa sảy thai với sảy thai thực sự hoặc thai lưu:

Dọa sảy thai: Thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng. Thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.

Sảy thai: Thai nhi đã chết và đang được đẩy ra ngoài. Có thể là sảy thai hoàn toàn và không hoàn toàn.

Sảy thai hoàn toàn: Toàn bộ thai nhi và nhau thai cùng bị tống ra một lúc. Bụng hết đau nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt.

Sảy thai không hoàn toàn: Một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung. Bụng bớt đau hơn nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí có thể bị băng huyết.

Thai lưu: Thai nhi đã chết nhưng còn lưu lại trong tử cung chưa bị đẩy ra ngoài. Thai phụ không còn triệu chứng thai nghén, có máu đen ra ở âm đạo nhưng không đau bụng. Thai lưu trong tử cung một thời gian có thể tự sảy ra như các trường hợp sảy thai khác.

Làm gì khi có dấu hiệu dọa sảy thai?

Thai phụ nếu thấy có các dấu hiệu dọa sảy thai trước tiên cần nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, tránh xoa bóp bụng, kiêng giao hợp tuyệt đối và cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để các bác sĩ kiểm tra và có chỉ định dùng thuốc giảm cơn co tử cung tránh sảy thai.

Phòng ngừa sảy thai

Khi có thai cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Uống bổ sung viên sắt và axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ. Không hút thuốc lá và uống các đồ uống có cồn, chất kích thích như bia, rượu, cà phê,... Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Không nên lao động nặng và giao hợp nhiều trong những tháng đầu và tháng cuối mang thai. Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ. Điều quan trọng là thai phụ cần đi khám và theo dõi thai định kỳ, nếu có vấn đề về sức khoẻ phải đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ khám, tư vấn, điều trị để bảo vệ sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.     

BS. Thu Lan 

Ngừa thai sau khi sinh và cho con bú

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, phụ nữ nên trì hoãn mang thai ít nhất hai năm sau khi sinh nhằm có lợi cho sức khỏe cả mẹ lẫn con. Trong thời gian này người mẹ có thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng con được tốt. Để có được sự trì hoãn, người phụ nữ phải sử dụng phương pháp tránh thai.

Sau khi sinh cơ thể người phụ nữ trở về bình thường vào tuần lễ thứ 6. Hiện tượng có kinh trở lại tùy thuộc vào việc cho con bú hay không cho con bú. Phụ nữ cho con bú sự ra kinh từ tháng thứ 6 trở đi, ngược lại không cho con bú có thể có kinh trở lại vào tuần lễ thứ 3 - 4 sau sinh, ban đầu là sự ra kinh non, sau 3 tháng vòng kinh ổn định. Hiện tượng trứng rụng có thể xảy ra trước khi có kinh.

 Ảnh minh họa
Phương pháp tránh thai mẹ cho con bú

Phương pháp tự nhiên đó là con bú vô kinh.

Cho con bú vô kinh là một phương pháp tránh thai mà tận dụng hiệu quả tránh thai tự nhiên của sữa (sữa mẹ). Người mẹ cho con bú làm gia tăng nồng độ prolactin. Khi prolactin tăng trong máu sẽ ngăn chặn sự rụng trứng và làm như vậy ngăn ngừa mang thai. Phụ nữ cho con bú hoàn toàn thường không rụng trứng trong ít nhất 6 tháng sau khi sinh con và tiếp tục cho con bú trong 12 tháng sau khi sinh con, không trở về rụng trứng (do đó bảo vệ khỏi mang thai) trong thời gian này.

Hiệu quả của phương pháp này theo Kennedy (1998) đạt 98% trong vòng 6 tháng đầu tiên cho con bú. Cần khuyến khích các bà mẹ sau sinh cho con bú liền và tiếp tục cho con bú hoàn toàn bú cả ngày lẫn đêm, trong vòng 12 tháng đầu đời của bé. Tuy nhiên phương pháp tự nhiên cho con bú vô kinh không áp dụng cho những trường hợp: mẹ nhiễm HIV, có HbsAg dương tính mà bé chưa được tiêm ngừa, nhiễm trùng tuyến vú; mẹ đang sử dụng thuốc mà có hại cho bé; mẹ có thai trở lại mà chưa thấy có kinh.

Phương pháp này cần kết hợp một phương pháp tránh thai khác khi: mẹ cho con bú không hoàn toàn nghĩa là ngày mẹ mắc đi làm; bé chỉ được bú mẹ lúc tối và đêm, hay cho bú không thường xuyên; mẹ có kinh trở lại.

Các phương pháp khác

- Bao cao su: sử dụng ngay lập tức ở mọi thời điểm. Bao cao su có hai loại, loại dành cho nam giới (thường dùng) và cho nữ giới (ít dùng). Ngoài ưu điểm ngừa thai, bao cao su còn ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và không ảnh hưởng sữa mẹ.

- Vòng tránh thai: áp dụng khi có kinh trở lại, thời điểm đặt vòng tránh thai vào ngày thứ 3 hay thứ 4 của sự ra kinh. Vòng tránh thai có hai loại: chứa đồng và loại chứa levonorgestrel. Vòng tránh thai có tác dụng 5 năm, không ảnh hưởng sữa mẹ. Nhược điểm của phương pháp này là không phòng tránh được sự lây nhiễm khi quan hệ.

- Thuốc ngừa thai chỉ có progestin: áp dụng khi có kinh trở lại, sử dụng viên thuốc đầu tiên lúc có kinh và uống liên tục mỗi ngày 1 viên theo số thứ tự trên vỉ thuốc. Trên thị trường hiện nay, thuốc biệt dược Embevin 28 có hàm lượng desogestrel 0,075 mg/viên có tác dụng ngừa thai cao 97 - 98 %, không ảnh hưởng sữa mẹ. Thuốc ngừa thai không sử dụng được cho những bà mẹ dị ứng với thuốc, suy gan, suy thận bệnh lý về máu, viêm tắc tĩnh mạch. Không phòng tránh được các bệnh lây nhiễm. Ngoài ra còn sử dụng loại que cấy đơn thuần có progestin, thuốc có tác dụng kéo dài mỗi 3 tháng.

 Thuốc ngừa thai uống mỗi ngày theo thứ tự trên vỉ thuốc
- Dụng cụ ngăn cản sự thụ thai, bao gồm màng ngăn âm đạo hay mũ chụp cổ tử cung: các phương pháp cũng được áp dụng nhưng nhược điểm cần phải đặt màng ngăn âm đạo hay đặt mũ chụp cổ tử cung trước khi quan hệ 10 phút.

- Thắt vòi trứng: đây là phương pháp đình sản, được áp dụng cho các bà mẹ không muốn sinh nữa. Phương pháp này áp dụng sau khi sinh 24 giờ đầu hay 6 tuần lễ đầu sau sinh, là phương pháp phẫu thuật nhỏ, được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa, không ảnh hưởng việc cho con bú.

Ngoài ra lý do nào đó mà việc cho con bú không thành, các bà mẹ có thể áp dụng ngay các phương pháp ngừa thai vào tuần lễ thứ 6 sau khi sinh.

Có thể áp dụng một trong 5 phương pháp ngừa thai nói trên. Trước khi quyết định các phương pháp ngừa thai, cần đi khám phụ khoa lại để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong buồng tử cung, do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng gây ra. Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung thường do mầm bệnh lan truyền từ dưới lên như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo. Mầm bệnh thường gặp nhất là lậu cầu, chlamydia.

Nội mạc tử cung là gì?

Mặt trong thành tử cung có một lớp niêm mạcbao phủ được gọi là nội mạc tử cung.Nội mạc tử cung được cấu tạo bởi hai thành phần: tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, gồm 2 lớp: Lớp nội mạc căn bản (lớp đáy): mỏng, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, mang phần đáy của các ống tuyến. Lớp nội mạc tuyến (lớp nông): hoạt động chịu nhiều biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt:

Hàng tháng,dưới tác dụng của hormon sinh dục nữ,nội mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ.Khi sự thụ tinh không diễn ra,nội mạc tử cung sẽ tự bongra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh.

Trong thời gian mang thai, lớp này phản ứng do sự thay đổi nội tiết, nội mạc tử cung dày lên và trở thành lớp rất đặc biệt là màng rụng, cho phép phôi làm tổ và nhau thai phát triển.

Biểu hiện khi nội mạc tử cung bị viêm?

Khi nội mạc tử cung mới bắt đầu bị viêm người bệnh thấy các biểu hiện như: đau bụng dưới rốn, sốt, khí hư ra nhiều như mủ, đặc, màu xanh...

Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm phần phụ hoặc nhiễm khuẩn huyết.

Người bệnh cần làm gì?

Khi có các biểu hiện như trên người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa khám xét nghiệm tìm nguyên nhân và có chỉ định điều trị thích hợp. Đặc biệt cần chú ý nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung thường do viêm âm đạo, viêm cổ tử cung nên chị em phụ nữ khi thấy một trong những dấu hiệu của viêm âm đạo như ra khí hư (số lượng ít hoặc nhiều, loãng hoặc đặc, màu trong, đục hoặc màu vàng, mùi hôi hoặc không hôi), ngứa ngáy khó chịu, đau khi giao hợp, đái buốt,... cần đi khám để được điều trị triệt để tránh dẫn đến viêm nội mạc tử cung. Người bệnh không nên tự ý điều trị vì có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và khóchữa khỏi hoàn toàn.

Bác sĩ Thu Lan

Sinh khó

Danh từ sinh khó dùng để mô tả những cuộc chuyển dạ bất thường hoặc khó khăn, là một chẩn đoán bao trùm lên những hoàn cảnh khác nhau về những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ.

Không thể đánh giá chính xác tỷ lệ sinh khó trong chuyển dạ được, bởi vì sự chẩn đoán phụ thuộc vào kết quả của cuộc sinh nhưng sinh khó chiếm 80% những chỉ định mổ lấy thai. Nguyên nhân sinh khó có thể do mẹ, động lực của cơn co tử cung, do thai nhi. Thực tế khi xác định sinh khó tùy thuộc vào nguyên nhân gây sinh khó, khả năng tay nghề của thầy thuốc và kinh nghiệm lâm sàng mà có hướng xử trí hợp lý cho sản phụ sinh ngả âm đạo hay sinh mổ.

Sinh khó do cơn gò tử cung tăng

Cơn gò tử cung trong chuyển dạ không do sản phụ điều khiển, bình thường cơn gò tử cung diễn tiến nhịp nhàng, lúc co, lúc nghỉ. Nhịp độ của những cơn gò cũng thay đổi qua từng giai đoạn của chuyển dạ. Hiệu quả của cơn gò đưa đến sự xóa mở cổ tử cung mà cuối cùng là sự tống xuất thai nhi.

Khi cơn gò tăng do chướng ngại vật cản lối ra của thai nhi, thai to, chuyển dạ kéo dài, dùng thuốc tăng gò không đúng kỹ thuật, làm ảnh hưởng đến chuyển dạ; khi cơn gò dồn dập làm thai xổ quá nhanh, đưa đến rách cổ tử cung, rách âm đạo, có thể vỡ tử cung. Thai nhi dễ bị suy, tổn thương não. Sau sinh dễ băng huyết.

Vấn đề chẩn đoán nguyên nhân rất quan trọng, phải xác định do nguyên nhân cơ học hay không, như khung chậu hẹp, u tiền đạo, ngôi bất thường, nếu có phải mổ lấy thai. Sau khi loại bỏ nguyên nhân cơ học sẽ điều trị bằng thuốc giảm gò tử cung. Nếu điều trị thuốc không kết quả thì mổ lấy thai để tránh suy thai.

 Ảnh minh họa
Sinh khó do cơn gò tử cung giảm

Biểu hiện cơn gò thưa và cường độ các cơn gò yếu, trương lực cơ tử cung giảm. Nguyên nhân ở sản phụ cơ địa yếu, suy nhược, thiếu máu, suy tim, lao hay sử dụng thuốc an thần, mất nước, mệt, đói. Nguyên nhân thứ phát gặp như: đa thai, đa ối, có kèm u xơ tử cung, chuyển dạ kéo dài.

Khi cơn gò tử cung giảm làm cho sự xóa mở cổ tử cung chậm, suy thai, nhiễm trùng ối.

Điều trị tùy theo nguyên nhân, nếu cơn gò giảm do đa ối, nên tia ối cho ra bớt ối. Sau khi tử cung trở về dung tích bình thường, tử cung sẽ co bóp đều và hiệu quả. Trường hợp do suy nhược, thể trạng sản phụ kém, cần hồi sức và cho thuốc oxytocin tăng cường co bóp tử cung. Tùy hoàn cảnh và nguyên nhân mà chúng ta có cách xử trí hiệu quả, một khi không kết quả nên mổ lấy thai, để tránh suy thai và băng huyết sau sinh.

Sinh khó do khung chậu

Khung chậu là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong sản khoa, vì ngôi thai từ trong tử cung muốn sinh ra được theo ngả âm đạo phải chui lọt qua được lòng khung chậu. Một khung chậu có đường kính giới hạn, hẹp hay khung chậu biến dạng là nguyên nhân của sinh khó, nhiều khi phải xử trí bằng mổ lấy thai. Vì vậy, đánh giá khung chậu bằng cách đo đạc, ước lượng kích thước của khung chậu là sự cần thiết để tiên lượng cuộc sinh.

Khung chậu ở sản phụ được cấu tạo bởi 4 xương và chia làm hai phần đại khung ở trên và tiểu khung ở dưới, trong sản khoa phần tiểu khung đóng vai trò quan trọng hơn vì thai nhi chui qua phần tiểu khung. Do vậy, sinh khó do khung chậu thường đề cập đến phần tiểu khung. Trong sinh khó gây ra bởi khung chậu, có thể là nguyên nhân một phần của khung chậu hẹp hay toàn bộ khung chậu hẹp.

Nguyên nhân khung chậu hẹp hay biến dạng có thể do bẩm sinh hoặc do hậu quả của một quá trình phát triển bị rối loạn do yếu tố dinh dưỡng, còi xương, nhuyễn xương, bệnh ở cột sống, bệnh ở xương chậu, trật khớp háng. Ảnh hưởng của khung chậu hẹp lên thai kỳ như: thay đổi vị thế tử cung, làm ngôi thai bất thường vào giai đoạn chuyển dạ gây chuyển dạ kéo dài, cơn gò bất thường, vỡ tử cung và suy thai.

Tùy theo mối tương quan trọng lượng thai, đường kính khung chậu của người mẹ và ngôi thai mà bác sĩ chuyên khoa đánh giá, tiên lượng để quyết định cho sinh ngả âm đạo hay phải mổ lấy thai, với kết quả sau cùng an toàn mẹ và con.

Sinh khó do phần mềm của mẹ

Các phần mềm của mẹ có thể gây sinh khó gồm: âm hộ và tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung, tử cung.

m hộ và tầng sinh môn gây ra sinh khó là do đề kháng bất thường của màng trinh, tầng sinh môn quá rắn chắc ở sản phụ con so lớn tuổi. Trong trường hợp này không có chỉ định mổ lấy thai, mà khi giai đoạn xổ thai ta có thể cắt rộng tầng sinh môn cả hai, bên trái và bên phải. m hộ có khối u, nếu là u sùi mồng gà bắt buộc chỉ định mổ lấy thai, còn các loại u khác có thể sinh ngả âm đạo.

Sinh khó do âm đạo thường gặp âm đạo có sẹo vách ngăn, u âm đạo hay âm đạo hẹp do sẹo hay bẩm sinh. Tùy từng nguyên nhân mà bác sĩ chuyên khoa có hướng xử trí thích hợp sinh ngả âm đạo trong các trường hợp sẹo vách ngăn, cắt vách ngăn, u nhỏ có thể bóc u. Chỉ định mổ lấy thai đối với trường hợp âm đạo hẹp, u lớn.

Sinh khó do cổ tử cung rất thường gặp trong sản khoa, xuất hiện sau các bất thường của các cơn gò tử cung, cổ tử cung cứng phù nề, ngoài ra cổ tử cung có sẹo, dính hay u cổ tử cung, tùy thuộc vào nguyên nhân mà chúng ta có cách giải quyết tốt.

Sinh khó do tử cung, gặp trong tử cung đôi, tử cung có sẹo mổ bóc nhân xơ, sẹo mổ lấy thai cũ. Trong các nguyên nhân tùy thuộc vào tình trạng thai kỳ này, ước lượng cân thai, ngôi thai mà bác sĩ chuyên khoa đánh giá cần phải mổ hay là cho sinh ngả âm đạo.

Sinh khó do thai to

Sự sinh một thai to thường khó khăn và nguy hiểm cho cả thai nhi lẫn người mẹ trong lúc chuyển dạ và xổ thai. Sinh khó do thai to có thể do thai to toàn phần hoặc to từng phần của cơ thể như trong trường hợp não úng thủy, bụng to, bụng cóc, thai phù toàn thân. Thai to toàn phần khi thai nhi cân nặng từ 4kg trở lên khi tới ngày sinh, sự to lớn này bao gồm toàn thể thai nhi. Sinh khó trong thai to có tính cách tương đối vì tùy mức độ mất cân xứng giữa thai nhi to và khung chậu của mẹ. Thai nhi to thường đường kính mỏm vai lớn hơn 12cm và sự sinh khó thường do vai thai nhi.

Xử trí, trong những trường hợp biết chắc chắn thai to, hoặc trường hợp ngôi thai bất thường như: ngôi mặt, ngôi trán hay ngôi ngang thì có chỉ định mổ lấy thai, không nên để suy thai, nhiễm trùng ối rồi mới mổ. Những trường hợp thai nhi to từng phần, tùy thuộc vào điều kiện, khả năng sống được của thai nhi, tương xứng thai mà bác sĩ chuyên khoa có cách xử trí thích hợp.

Tóm lại: sinh khó là một chương trong bệnh lý sản thường gặp nhất. Quá trình chuyển dạ sinh là giai đoạn sau cùng của sự mang thai sau 9 tháng 10 ngày ở người mẹ. Việc đánh giá của từng trường hợp, đòi hỏi bác sĩ sản khoa có sự quyết đoán chính xác và xử trí kịp thời để có kết quả mong muốn mẹ khỏe con khỏe.

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

U nang tuyến bartholin

Tuyến Bartholin ở phụ nữ nằm ở dưới da phía trong hai bên âm đạo, có kích thước chỉ nhỏ bằng hạt đỗ. Các tuyến này còn nằm ở dưới da xung quanh môi âm hộ và trong đường tiết niệu. U nang tuyến Bartholin là hiện tượng bị nghẽn ống dẫn và ở trong tuyến chứa đầy dịch nhờn. Các nang tuyến Bartholin có kích thước rất khác nhau, có thể chỉ như một hòn bi nhỏ nhưng cũng có thể to như một quả cam. Các u này thường phát triển chậm. Khi tuyến hoặc ống Bartholin bị nhiễm trùng thì được gọi là áp xe tuyến Bartholin. Rất ít khi cả hai tuyến Bartholin bị nhiễm trùng cùng một lúc.

Nguyên nhân gây ra các nang tuyến Bartholin

Viêm nhiễm đường sinh dục, hoặc chất nhầy quá đặc cũng có thể làm tắc ống Bartholin. Khi bị tắc chất nhầy ứ lại bên trong và tạo ra u nang Bartholin. Kích thích tình dục làm tiết nhiều chất nhờn lại càng làm cho các nang to nhanh thêm. Đôi khi các tuyến Bartholin bị nhiễm trùng là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

 Tư vấn sức khỏe vị thành niên tại Ngôi nhà Tuổi trẻ (Thanh Xuân - Hà Nội). Ảnh: HNM
Triệu chứng

U nang tuyến Bartholin thường gặp ở phụ nữ từ 20-29 tuổi. Nếu tuyến Bartholin không bị nhiễm trùng, triệu chứng phổ biến nhất là có các nốt nhỏ nhưng không đau. Một số có thể tự tiêu mà không cần có tác động gì. Bạn có thể nhận ra những vết đỏ phồng lên ở vùng âm hộ. Các nang có thể phồng lên với kích thước từ 0,64cm - 7,62cm. Người bệnh có thể tự mình phát hiện được hoặc được phát hiện trong khi thăm khám sức khỏe.

Nếu tuyến Bartholin bị viêm, tuyến sẽ không tiết nhờn làm cho đau rát khi giao hợp và kích thích bàng quang nên dễ bị rối loạn tiểu tiện. Khi u Bartholin bị nhiễm trùng sẽ tạo thành một ổ áp xe to nhanh trong khoảng 2- 4 ngày và thường rất đau, thậm chí đi lại hay ngồi cũng đau.

Điều trị thế nào?

Khi thấy có những biểu hiện của u nang tuyến Bartholin, người bệnh cần nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị thích hợp. Đối với một u nang Bartholin khi đã to có thể gây triệu chứng thường được tháo dịch ra và người ta thường đặt một ống dẫn lưu trong vài tuần, khi lành các môi âm đạo vẫn mở được bình thường như cũ. Liệu pháp này là để ngăn các nang tái phát. Sau phẫu thuật, khi về nhà bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Để chóng khỏi, cần giữ vệ sinh, khi rửa nên cẩn thận và không hoạt động tình dục khi vết thương chưa lành hẳn.  

 Bác sĩ Bùi Phương

Chuyên đề tìm hiểu về lạc nội mạc tử cung – kỳ 6

Câu hỏi: Các dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung là gì? Hiện tại kinh nguyệt của tôi không đều, có kinh thỉnh thoảng đau bụng, kinh nguyệt kéo dài khoảng một tuần. Có phải tôi đang bị bệnh lạc nội mạc tử cung không? Có sản phẩm nào giúp phòng bệnh lạc nội mạc tử cung không, thưa bác sĩ? (Nguyễn Kim A.- Hà Nam)

Trả lời: Trước hết, xin giải thích rõ lạc nội mạc tử cung được gây ra bởi các yếu tố: trào ngược kinh nguyệt (khi có kinh tử cung co bóp, máu kinh mang theo niêm mạc tử cung trào ngược qua vòi tử cung vào ổ bụng, dẫn đến cấy ghép niêm mạc tử cung vào tiểu khung của người bệnh); thứ hai là di truyền (vấn đề này vẫn còn đang được nghiên cứu nhưng thường nếu người mẹ bị thì con gái cũng rất hay bị giống mẹ); thứ ba do yếu tố về nhiễm sắc thể của cá thể đưa đến lạc nội mạc tử cung; hoặc cũng có thể do các thủ thuật về sản phụ khoa: đỡ đẻ rách tầng sinh môn, nạo hút thai…..những can thiệp này làm niêm mạc tử cung bị di chuyển sang những khu vực khác gây bệnh lạc nội mạc tử cung…. Và còn những nguyên nhân phát tán chưa biết được (vì có cả một tỉ lệ nhỏ lạc nội mạc tử cung ở cả não, gan, phổi..)

 Ảnh minh họa
Về dấu hiệu, khi bị lạc nội mạc tử cung  bệnh nhân thường đau bụng dữ dội khi có kinh (chiếm đến 80- 90% các trường hợp). Cũng xin được làm rõ thêm ở người phụ nữ bình thường thì bị đau bụng trước hành kinh (để báo có kinh), còn bệnh nhân lạc nội mạc tử cung thì đau trong suốt thời gian có kinh nguyệt, đau nhiều, đau quằn quại không chịu nổi phải uống thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, người bệnh còn thấy đau trong khi quan hệ vợ chồng. Kinh nguyệt rối loạn, thất thường nếu như có lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng…

Do đó, những triệu chứng của chị như trên là một số biểu hiện của lạc nội mạc tử cung, nhưng để khẳng định chắc chắn, chị cần đến các cơ sở phụ khoa để khám cụ thể. Khi đó, qua thăm dò bằng chụp, siêu âm, xét nghiệm…thầy thuốc sẽ trả lời cụ thể cũng như có hướng điều trị sớm.

Về sản phẩm giúp phòng và hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung, xin chia sẻ với chị, gần đây tại một Hội thảo khoa học các bác sĩ đã trao đổi về một phương pháp hoàn toàn mới trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa lạc nội mạc tử cung đó là Phụ Lạc Cao. Sản phẩm này chứa các thành phần thảo dược như: Đan sâm, Nga truật…. có tác dụng đối với chứng viêm, phù nề khoang bụng sau phẫu thuật, giúp điều hòa miễn dịch, kinh nguyệt và khí huyết, nhờ đó cơ thể phụ nữ trở nên khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, hữu ích cho bệnh nhân đau bụng dưới dữ dội trong kỳ kinh và vô sinh do lạc nội mạc tử cung.

Mọi thông tin cần tư vấn về sức khỏe xin gửi tới địa chỉ email: homthutuvansuckhoe@gmail.com

Điện thoại: 04 38461530 – 08 39770045.

Ngoài ra, trong thông báo mới tháng 12 năm 2009 của Liên đoàn phụ sản quốc tế (FIGO) và Liên đoàn sản phụ khoa Châu Á và Châu đại dương (AOCOG) trong việc dùng thuốc Dienogest 2mg/ 24h (mỗi ngày)- (dùng từ 24 đến 52 tuần lễ) của các tác giả Nhật Bản đã có kết quả tốt. Dùng 24 tuần kết quả tốt đạt 72,5%, và dùng 52 tuần kết quả tốt đạt đến 96,2%. Đây là một hướng điều trị rất mới sẽ dần được sử dụng ở Việt Nam vì đây là dạng nội tiết tố nam có tên gọi 19 Nor- Testosteron.

Hỏi: Tôi bị lạc nội mạc tử cung đã phẫu thuật một lần và tiêm một đợt Diphereline nhưng cứ  tiêm là 3 tháng mới thấy kinh trở lại, hiện ở buồng trứng trái  có một  khối lạc nội mạc tử cung kích thước 4,4mm. Hiện nay kinh nguyệt tôi không đều (từ 27 - 35 ngày). Tôi nên điều trị như thế nào? (Lê Thu T.- Bình Định)

Trả lời: Chị đang bị khối lạc nội mạc tử cung kích thước 4.4 mm ở buồng trứng trái. Đây là một khối lạc nội mạc tử cung tương đối nhỏ, tuy nhiên, nó vẫn ảnh hưởng đến việc phóng noãn của buồng trứng và sự lớn lên vượt trội của nang noãn cũng như việc điều tiết các nội tiết gây kinh nguyệt hàng tháng.

Hiện tại, vấn đề cơ bản của chị là kinh nguyệt không đều (từ 27- 35 ngày), nên để có phương pháp điều trị thích hợp, chị nên đến khám  lại tại nơi đã thực hiện phẫu thuật khi trước. Nếu có điều kiện, chị có thể đến khám tại Bệnh viện phụ sản Từ Dũ hoặc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương là những cơ sở sản khoa lớn ở TPHCM để được các bác sĩ khám và tư vấn. Bên cạnh đó, xin chia sẻ với chị một thông tin hữu ích, đó là gần đây trên thị trường xuất hiện sản phẩm Phụ Lạc Cao giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa lạc nội mạc tử cung, giảm viêm, điều hòa khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, có tác dụng đối với chứng viêm, phù nề khoang bụng sau phẫu thuật và ngăn ngừa bệnh tái phát. Phụ Lạc Cao đã được sử dụng tại hơn 600 bệnh viện của Trung Quốc cho kết quả tốt. Mới đây, sản phẩm này đã được báo cáo tại Bệnh viện phụ sản TW. Thân ái!

 Nguyễn Đức Vy

Chuyên đề tìm hiểu về lạc nội mạc tử cung – kỳ 5

Hỏi: Tôi lấy chồng đã lâu nhưng chưa có con, đi khám  bác sĩ cho biết bị  lạc nội mạc tử cung ở cùng đồ (tôi không hề có bất kỳ biểu hiện nà...